In lụa là gì? In lụa đồng phục áo thun có bền không?

Trong ngành dệt may hiện nay, in lụa áo thun là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều. Vậy in lụa áo thun là gì? và cần lưu ý điều gì khi in lụa áo thun, bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về phương pháp này.

Những điều cần biết về in lụa trong đồng phục áo thun

1. In lụa là gì? In lụa áo thun là gì? In lụa ảnh là gì?

In lụa (hay còn gọi in lưới) là một kỹ thuật in ấn phổ biến, được đặt tên theo bản lưới in ban đầu làm bằng tơ lụa. Tuy nhiên, sau này, bản lưới in này có thể được thay thế bằng các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học và lưới kim loại, khiến cho kỹ thuật này còn được gọi là in lưới.

In lụa áo thun là kỹ thuật được thực hiện dựa trên nguyên lý mực in thấm qua lưới và hình ảnh sẽ được in lên trên bề mặt vải, kỹ thuật in này còn có tên gọi khác là in lưới. In Kỹ thuật in ấn này ra đời khá lâu tại các nước Châu Âu và được sử dụng từ những năm 1925.

Để đem đến năng suất và hiệu quả cao hơn, ngày nay ngoài phương pháp in lụa thủ công thì người ta đã sử dụng đến máy in lụa áo thun. Khuôn in sẽ được thao tác trên máy tính và in trên vật liệu cần in. Phương pháp này được đánh giá khá đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi người thợ phải thật sự khéo léo, bàn in là phẳng và có độ đàn hồi tốt.

In lụa ảnh là gì? Là ảnh được in bằng công nghệ in phun hoặc in offset lên giấy ảnh, sau đó dùng máy ép nhiệt ép 1 lớp decal mờ, rất mỏng và rất mịn lên bề mặt ảnh. Khác với ảnh ép plastic, ảnh ép lụa chỉ ép 1 mặt ảnh và không có 4 đầu thừa ra.

2. Phân loại kỹ thuật in lụa

Hiện nay in lụa trên áo thun được chia làm 3 tiêu chí cơ bản để phân loại kỹ thuật, cụ thể:

Dựa vào phương pháp in:

  • In lụa trực tiếp: Chỉ dùng cho vật liệu màu vàng hoặc trắng vì chất lượng in tốt hơn.
  • In lụa dự phòng: Không nhòe màu trên các vật có màu nền.
  • In lụa phá gắn: Sử dụng khi không thể áp dụng in phá gắn cho sản phẩm màu.

Dựa vào cách thức sử dụng khuôn in:

  • In lụa trên bàn in thủ công: Phương pháp in hoàn toàn thủ công, thích hợp cho việc in số lượng ít.
  • In lụa bán tự động (có cơ khí hóa): Kết hợp giữa công nghệ thủ công và máy móc, tăng tốc độ in so với in lụa thủ công.
  • In lụa trên máy in tự động: Phương pháp sử dụng máy móc hoàn toàn, tiết kiệm thời gian nhất.

Dựa vào hình dạng khuôn in:

  • In lụa dùng khuôn lưới phẳng: Đây là phương pháp in thường được áp dụng cho các vật liệu cần độ phẳng nhất định như vải, cao su và giấy.
  • In lụa dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay: Chuyên in lên các vật liệu như chén, bát hoặc các đồ bằng gốm, thủy tinh,…

3. Công nghệ in lụa

Công nghệ in lụa là phương pháp in ấn sử dụng khuôn in lưới để đưa mực in vào vật liệu in. Quá trình in lụa bắt đầu bằng việc tạo ra một bản lưới in từ chất liệu như tơ lụa, vải bông, lưới kim loại, hoặc sợi hóa học. Bản lưới in này sẽ được khắc hoặc in các họa tiết cần in.

Sau đó, bản lưới in sẽ được đặt lên vật liệu in và mực in được thấm qua các lỗ trên bản lưới in để tạo ra hình ảnh mong muốn. Quá trình này có thể được thực hiện thủ công hoặc bằng các thiết bị tự động.

Công nghệ in lụa thường được sử dụng để in lên các vật liệu như vải, giấy, thủy tinh, kim loại, gỗ, mạch điện tử và nhiều loại vật liệu khác.

4. Nguyên tắc in lụa

In lụa áo thun sẽ được thực hiện trên nguyên lý như sau: Người thợ sẽ sử dụng mực in thông qua khuôn in để tạo thành những hình ảnh được in trên áo. Sau khi đổ mực in vào khuôn, dao cao su sẽ gạt đều qua giúp một phần mực in có thể thấm qua lưới in. Để tạo thành hình in, một phần lưới in sẽ được bịt kín bởi các hoá chất chuyên dùng.

Tùy vào chất liệu vải mà mực in sẽ được sử dụng khác nhau, thông thường sẽ có các loại mực như mực gốc dầu, mực nước, plastisol,.. Những loại mực này có thể in tốt trên các loại vải thun khác nhau như cotton, vải jean,  poly, vải kaki,…

5. Loại vải phù hợp in lụa

Loại vải phù hợp để in lụa là những loại vải có độ bền, độ dày và độ mịn vừa phải để in được hình ảnh sắc nét và bền màu. Một số loại vải phù hợp để in lụa bao gồm:

  • Cotton: Là loại vải thông dụng nhất để in lụa. Cotton có độ bền và độ mềm phù hợp cho in lụa và tạo ra kết quả in sắc nét.
  • Cotton/polyester: Kết hợp giữa cotton và polyester tạo ra một loại vải mềm mại, có độ bền và độ co giãn tốt. Vải cotton/polyester phù hợp để in lụa hình ảnh có độ chi tiết cao và cần độ bền cao.
  • Silk: Là loại vải cao cấp, có độ mịn và mềm mại, tạo ra kết quả in lụa rất đẹp. Tuy nhiên, độ bền của silk thấp hơn so với cotton và cotton/polyester.
  • Linen: Là loại vải tự nhiên, có độ bền cao và độ mịn trung bình. Linen phù hợp để in lụa hình ảnh lớn với chi tiết đơn giản.
  • Canvas: Là loại vải dày, có độ bền cao và độ cứng phù hợp để in hình ảnh có độ chi tiết cao và độ phân giải lớn.
  • Chiffon: Là loại vải mỏng, có độ mềm và độ mịn cao, tạo ra kết quả in lụa nhẹ nhàng và nữ tính.

6. Màu vải phù hợp

Màu vải phù hợp để in lụa là màu trắng hoặc màu nhạt. Bởi vì những màu này sẽ là nền tốt nhất để in hình ảnh lên vải. Nền trắng hoặc nhạt sẽ giúp màu sắc và chi tiết của hình ảnh in lụa trở nên sắc nét và rõ ràng hơn.

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn in lên một màu vải tối hơn, như đen, xanh đậm hoặc đỏ đậm, bạn nên chọn màu vải tương tự nhưng sáng hơn. Ví dụ, nếu bạn muốn in lụa lên một màu đen, bạn có thể sử dụng một màu xám đậm hoặc xanh đen nhạt làm nền vải. Nhằm để tạo sự tương phản và giúp hình ảnh in lụa trở nên nổi bật hơn.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng màu nền của vải cũng có thể ảnh hưởng đến màu sắc của hình ảnh in lụa. Vì vậy, trước khi thực hiện in lụa, bạn nên thử in trên một mẫu vải nhỏ với màu sắc và vải được chọn để đảm bảo kết quả in đạt được là tốt nhất có thể.

7. Giá thành in lụa

Hiện nay giá in lụa áo thun ở những đơn vị nhận in cũng sẽ khác nhau, bạn có thể tham khảo bảng giá dưới đây để có sự đánh giá và so sánh nhé.

Số lượng áo

In 1 màu 1 vị trí

In 2 màu 1 vị trí

In 3 màu 1 vị trí

In 4 màu 1 vị trí

In 5 màu 1 vị trí

In 6 màu 1 vị trí

In 7 màu 1 vị trí

10

14.000

22.000

32.000

37.000

47.000

56.000

65.000

20

9.000

16.000

24.000

32.000

38.000

43.000

48.000

30

8.000

14.000

20.000

25.000

30.000

34.000

38.000

50

7.000

12.000

18.000

23.000

27.000

30.000

33.000

100

5.000

10.000

14.000

18.000

23.000

27.000

31.000

200

4.000

9.000

13.000

17.000

21.000

24.000

27.000

300

3.000

7.000

11.000

14.000

18.000

21.000

24.000

  • Giá trên chưa bao gồm VAT
  • In 100% không bong tróc, bảo hành trọn đời

8. Khuôn in lụa được làm bằng gì?

Với 5 năm kinh nghiệm làm trong đồng phục áo thun, Trang Anh tư vấn Khuôn in lụa có thể làm bằng gỗ hay kim loại, trên đó được căng tấm lưới đã tạo những lỗ trống để mực in có thể chảy qua trong quá trình in.

Theo đó, trong quá trình tạo những lỗ trống được gọi là "chuyển hình ảnh cần in" lên khuôn lưới.

Ưu điểm & Nhược điểm của kỹ thuật in lụa

Mỗi kỹ thuật in đều có ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, khi lựa chọn phương pháp in nào, cần hiểu rõ những ưu và nhược điểm đó để đưa ra quyết định chính xác.

Ưu điểm

In lụa là kỹ thuật in ấn có nhiều ưu điểm. Chính vì thế, kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi suốt nhiều năm qua. Những ưu điểm bao gồm:

  • Chi phí in ấn thấp do không cần đầu tư quá nhiều máy móc hiện đại để phục vụ quá trình in ấn.
  • Có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau như vải, giấy, nhựa, thủy tinh, gốm sứ, cao su,... với chất lượng hình ảnh sắc nét.
  • Có thể in nhiều màu sắc theo ý muốn của người sử dụng.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, kỹ thuật in lụa cũng có nhiều nhược điểm như sau:

  • Mỗi màu và hình in sử dụng một khuôn riêng, dẫn đến tốn thời gian và chi phí, đặc biệt là đối với số lượng ít và nhiều màu in.
  • Hình in có thể bị đứt gãy trong và sau quá trình in nếu sử dụng mực in không tốt.
  • Mực in lụa bám chặt lên vật liệu, gây khó khăn trong việc giặt tẩy và có nguy cơ bị lem mực ra bên ngoài.
  • Mỗi lần in đòi hỏi phải có bảng phim in lụa và file thiết kế vector, không sử dụng được file ảnh, điều này đòi hỏi thợ phải thiết kế thêm file mới, dẫn đến mất nhiều thời gian.
  • In lụa khó in được những hình ảnh biến sắc hay màu chấm, hầu hết ấn phẩm in lụa đều sử dụng màu sơn sắc.
  • Kỹ thuật in lụa tốn nhiều thời gian và công đoạn, không thể lấy liền như in kỹ thuật số, chỉ phù hợp với những đơn hàng số lượng ít, vừa phải.

Quy trình in lụa hiện nay

Bất kể xưởng in sử dụng phương pháp in thủ công, bán thủ công hay thực hiện bằng máy in hiện đại thì kỹ thuật in lụa đều phải trải qua các công đoạn sau:

Bước 1: Chuẩn bị khung và pha keo: Trước tiên, thợ sẽ chuẩn bị khung in, khung này thường được làm bằng gỗ và có hình chữ nhật. Kế tiếp, thợ sẽ tiếp tục pha keo PVA, keo cần có độ sệt nhất định để đạt được hiệu quả cao khi phủ lên bề mặt lưới in.

Bước 2: Chụp phim và tạo khuôn in: Tiếp đó, thợ sẽ dùng keo đã pha trước đó tráng kín bề mặt lưới in và đem sấy khô. Kế đến, tiến hành chụp phim lên lưới in bằng cách đặt bảng phim lên lớp keo của của khuôn. Tiếp đó, chụp dưới ánh nắng mặt trời hoặc dưới ánh đèn trắng.

Sau khoảng 2-3 phút chụp phim, thợ in sẽ lấy khuôn in ra xịt nước. Khi đó, lớp keo sẽ bị rửa trôi tại những vị trí đã chụp phim, để mực in có thể dễ dàng thấm qua và in lên bề mặt in. Mỗi màu sẽ sử dụng một bảng phim khác nhau và thực hiện ở nhiều lượt in.

Bước 3: Pha mực: Tiếp theo, kỹ thuật in lụa sẽ được áp dụng cho những hình in pha màu. Thợ in sẽ pha trộn những màu in cơ bản để tạo ra màu mực phù hợp với hình in.

Bước 4: Tiến hành in: Kế đến, để tiến hành in ấn, thợ sẽ cố định vật liệu cần in lên bàn in bằng lớp keo đặc biệt -> Tiến hành đặt khuôn vào vị trí -> Sau đó, cho mực in lên và kéo thanh gạt để mực in thấm qua lưới in -> Lặp lại ít nhất là 2 lần để mực in bám đều lên bề mặt.

Bước 5: Sấy khô hoặc phơi thành phẩm: Cuối cùng, sau khi có được thành phẩm in trên bề mặt, thợ in sẽ tiến hành sấy khô hoặc phơi thành phẩm đó. Quá trình phơi hoặc sấy kéo dài từ 12 – 48 tiếng để hình in được khô và bám chặt vào bề mặt vật liệu. Sau đó mới chuyển sang công đoạn khác.

In lụa áo thun có bền không?

In lụa là một phương pháp in ấn truyền thống và đã được sử dụng trong nhiều nghề thủ công và ngành công nghiệp. Với kỹ thuật in lụa chuyên nghiệp, sản phẩm in lụa có thể có độ bền rất cao, tùy thuộc vào chất liệu và quy trình sản xuất.

Với quy trình sản xuất chính xác và sử dụng các vật liệu in chất lượng, sản phẩm in lụa có thể bền với thời gian. Độ bền tùy thuộc vào mục đích sử dụng và cách bảo quản. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng kỹ thuật và chất liệu, sản phẩm in lụa có thể bị phai màu hoặc bong tróc sau một thời gian sử dụng.

Vì vậy, nếu muốn sản phẩm in lụa có độ bền cao, cần chú ý đến quy trình sản xuất, sử dụng các vật liệu chất lượng. Đồng thời, bảo quản sản phẩm một cách đúng cách để tránh bị hư hỏng.

Giá in lụa tại các xưởng uy tín hiện nay

Các xưởng in lớn uy tín thường cung cấp hàng in chất lượng tốt và ổn định. Tuy nhiên, một số xưởng in nhỏ lẻ cạnh tranh giá bằng cách giảm chất lượng và sản phẩm kém chất lượng. Vì vậy, tìm xưởng in lụa uy tín với chất lượng hàng in đẹp và khả năng in mẫu theo yêu cầu là quan trọng, thay vì chọn xưởng in giá rẻ nhất.

Bên cạnh đó, để báo giá in lụa gia công theo yêu cầu của khách hàng thì các xưởng in dựa vào các tiêu chí sau đây:

  • Số lượng in: Số lượng in càng nhiều thì giá càng rẻ, bởi vì công đoạn làm khuôn, chụp bản rất tốn kém. Thường thì giá làm khuôn in mẫu khoảng 100-200k. Nếu in số lượng nhiều thì tiết kiệm được khoản này.
  • Chất liệu in lụa: In trên vải, túi, balo, giày dép, nón, nhựa,.... Tùy vào chất liệu mà sử dụng mực in khác nhau.
  • Mẫu thiết kế: Tùy vào mẫu thiết kế đơn giản hay phức tạp, màu sắc nhiều hay ít mà giá in lụa gia công có thể thay đổi một chút.
  • In hàng chợ hay in hàng shop, xuất khẩu: Nếu in hàng chợ giá rẻ thì sử dụng mực in phổ thông, còn in hàng shop, hàng xuất khẩu thì sử dụng mực in cao cấp.
GIÁ THÀNH = TỔNG CÁC YẾU TỐ TRÊN/SỐ LƯỢNG

Các ứng dụng của công nghệ in lụa

Công nghệ in lụa có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

  • In ấn trên quần áo và vải: Đây là ứng dụng phổ biến nhất của in lụa. Nó cho phép in hình ảnh, chữ viết, hoặc thiết kế tùy chỉnh trên quần áo và các vật liệu vải khác. Các sản phẩm in lụa trên vải có thể là áo phông, áo khoác, túi xách, khăn quàng cổ, rèm cửa, áo mưa,..
  • In ấn trên sản phẩm quà tặng và đồ trang trí: In lụa cũng được sử dụng để in hình ảnh, chữ viết hoặc thiết kế tùy chỉnh lên các sản phẩm quà tặng và đồ trang trí như ly, cốc, đồng hồ, lọ hoa, bình hoa,...
  • In ấn trên sản phẩm quảng cáo và marketing: In lụa cũng được sử dụng rộng rãi để in các sản phẩm quảng cáo và marketing như banner, biển quảng cáo, bảng hiệu, poster,...
  • In ấn trên các sản phẩm điện tử và công nghệ: Công nghệ in lụa được sử dụng để in chữ, hình ảnh hoặc thiết kế tùy chỉnh trên các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay, vv.
  • In ấn trên sản phẩm thể thao: In lụa được sử dụng để in các thiết kế, tên và số lên các áo thể thao, giày thể thao và các phụ kiện khác như túi đeo, mũ,...

Những lưu ý khi in lụa trong đồng phục

Để có được một ấn phẩm in lụa hoàn hảo, người ta sẽ cần phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố, dụng cụ đầy đủ. Cụ thể như:

Vật liệu cần in: Các vật liệu như vải, giấy, cao su, thủy tinh, da, kim loại... sẽ là những đối tượng cần in thông tin và hình ảnh lên đó.

Khuôn in: Khuôn in là một khung được sử dụng để in, được chế tạo từ gỗ với hình dạng chữ nhật hoặc vuông phụ thuộc vào vật liệu in. Khuôn in được sử dụng để định vị lưới in, cũng như chứa mực in và đưa mực in thông qua lưới in để thấm đều lên bề mặt vật liệu in.

Phần Lưới in: Lưới in được chế tạo từ vải tơ lụa hoặc các loại vải khác. Lưới in bao gồm hai phần chính: phần lưới cho mực in đi qua (phần in) và phần không cho mực in đi qua (phần không in).

Mực in: Mực in là chất liệu có độ dẻo sền sệt, khác với các loại mực in khác vì nó không lỏng để in trực tiếp lên vật liệu. Mực in được sản xuất theo từng màu cơ bản và được phân chia thành từng màu riêng biệt. Khi in, người thực hiện sẽ pha trộn các màu này với nhau theo tỷ lệ nhất định để tạo ra tone màu mong muốn. muốn.

Thanh gạt: Thanh gạt là một trong những công cụ không thể thiếu trong quá trình in lụa. Thanh gạt có độ dài khác nhau tùy vào kích thước khuôn in và được làm bằng gỗ. Chức năng chính của thanh gạt là đảm bảo mực in được phân bố đều trên lưới in và thẩm thấu đều vào vật liệu cần in.

Bàn in: Bàn in được sử dụng để đặt và giữ vật liệu cần in. Để tránh tình trạng vật liệu cần in bị di chuyển và gây khó khăn trong quá trình in, thợ in sẽ phủ một lớp keo lên bề mặt bàn để giữ cho vật liệu cố định trên bàn in.

Một số lỗi thường gặp khi in lưới lụa

In lụa là một quá trình phức tạp và có thể gặp một số lỗi. Sau đây là một số lỗi thường gặp khi in lưới lụa:

Tình trạng Nguyên nhân Cách khắc phục
Lưới tắc không xuống mực

- Do mực để 1 thời gian lâu bị quánh lại bít lưới.

- Dung môi bị bay hơi nhanh, rửa khuông lưới không sạch dẫn đến tắc mực

- Thấm cồn tuluen vào bông theo tỉ lệ 1:1. Sau đó lau kĩ lên mặt lưới khai thông
Mực xuống ít, màu in nhạt - Tỉ lệ pha mực in quá đặc quánh - Dùng dung môi pha loãng mực cho có độ nhớt phù hợp hơn.
Mực in xuống nhiều, màu in đậm

- Tỉ lên pha mực quá loãng.

- Lưới in quá thưa 

- Điều chỉnh lại độ nhớt của mực.

- Thay lưới in dày hơn

Xuống mực không đều, chổ đậm chổ nhạt

- Bàn in đặt không được bằng phẳng.

- Thao tác kéo lụa không đều tay.

- Vật liệu cần in bị nhăn

- Khung lưới cong vênh.

- Cân lại bàn in cho bằng phẳng

- Điều chỉnh thao tác kéo tay đều hơn.

- Làm phẳng vật liệu in. Những sản phẩm nhăn quá không làm phẳng được có thể bỏ hẳn.

- Điều chỉnh độ căng của lưới, khung lưới.

Mực in bị nhòe, lem

- Mực in loãng

- Mực in không phù hợp với chất liệu muốn in 

- Mực in dư thừa trên bề mặt lưới in bám lại 

-  Điều chỉnh mức độ nhớt, chất lượng mực in

- Lựa chọn loại mực phù hợp

- Thường xuyên vệ sinh mặt lưới in phía dưới

Mực in loang bẩn lên vật liệu in 

- Vật liệu in khó bám mực

- Lấy sản phẩm ra khỏi bàn in không cẩn thận

- Điều chỉnh mực in đặc hơn, chọn loại mực mau khô

- Chọn khung lưới có mắt lưới dày hơn.

- Cẩn thận trong khâu định vị sản phẩm in và lấy sản phẩm ra khỏi bàn in.

Màu lấm tấm trên sản phẩm in - Màng keo tráng trên mặt lưới bị xước - Sử dụng dung dịch phản quang khắc phục lại chổ bị xước.

Xưởng in lụa chất lượng và uy tín tại TPHCM, Bình Dương

Hiện nay, ở TPHCM, Bình Dương nhu cầu in lụa đã trở nên rất phổ biến với các mục đích như in áo đồng phục, in hình lên cốc, ly, in thiệp cưới,... Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện của nhiều xưởng in lụa. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, thời gian và uy tín thì Trang Anh là sự lựa chọn hàng đầu.

Với xưởng in quy mô, trang thiết, máy móc bị hiện đại, Trang Anh tự tin có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu về chất lượng cho khách hàng. Đội ngũ nhân viên tay nghề cao có thể thiết kế, in ấn và hỗ trợ khách hàng trong việc chọn mẫu mã, hình ảnh và logo in khác nhau. 

Bên cạnh in lụa, Trang Anh còn nhận in gia công hàng may cho các đơn vị có nhu cầu. Nếu quý khách hàng có bất kỳ yêu cầu hay thắc mắc nào về dịch vụ in lụa của chúng tôi, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Đồng Phục Trang Anh - Xưởng May Áo Thun Giá Sỉ

Công ty Trang Anh là đơn vị chuyên thiết kế và Xưởng sản xuất may áo thun đồng phục giá rẻ, mẫu mã đồng phục công ty đẹp cao cấp. Nhận tư vấn thiết kế may mẫu ✓Giá cạnh tranh ✓Gửi BÁO GIÁ ngay

Ngoài sản xuất đồng phục theo yêu cầu, thì Đồng Phục BosVina có sẵn kho hơn 100.000 áo cho anh chị đại lý nhập phôi về in.

Đặc biệt: Thời gian nhận đơn và trả hàng chỉ TRONG 24H

Nhận sản xuất đồng phục SLL : 0937 091 291 (Zalo)

Trên đây là một vài thông tin về in lụa áo thun và những lưu ý khi in lụa áo thun. Truy cập website để cập nhật nhiều bài viết hay nhé.

TẢI NGAY

BẢNG GIÁ ĐỒNG PHỤC

bang-gia-dong-phuc-trang-anh.pdf

* Hệ thống sẽ gửi bảng báo giá mới nhất qua Zalo & Email của Quý khách trong thời gian sớm nhất.