![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Lễ phục tốt nghiệp là trang phục mà sinh viên mặc trong ngày lễ tốt nghiệp đại học. Thông thường, trang phục gồm áo choàng và mũ mortarboard (mũ tốt nghiệp). Trang phục cử nhân đại học được thiết kế với gam màu tối và mũ tốt nghiệp hình tứ giác, biểu trưng cho thành quả kiến thức mà sinh viên đạt được. Áo có kiểu dáng áo thụng, lấy cảm hứng từ trang phục của giới thầy tu đạo công giáo La Mã từ thế kỷ 12.
Tại Việt Nam, lễ phục tốt nghiệp thường có màu tối kết hợp cùng các màu sắc khác như xanh, đỏ. Mũ choàng trong bộ lễ phục cử nhân không phổ biến. Nhưng tại nhiều đại học ở Mỹ, mũ được thiết kế với màu sắc riêng nhằm phân biệt ngành học của các cử nhân.
ÁO CỬ NHÂN Là Gì? Vì sao tốt nghiệp lại hay mặc áo thụng?
Chúng ta hay thấy trong các buổi lễ tốt nghiệp đại học ở phương Tây, các tân cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ mặc áo thụng khá màu mè. Trang phục này gồm 3 thành phần đó là áo thụng, nón và cái túi càn khôn. Trang phục này xuất phát từ hai trường đại học Oxford và Cambridge bên Anh.
Loại trang phục này có lịch sử từ thế kỉ 12 và có nguồn gốc từ giới thầy tu đạo Công giáo La Mã. Dĩ nhiên, thời đó thì chỉ có nhà thờ mới có quyền mở đại học, và giảng sư cũng là các thầy tu, giám mục, v.v. Năm 1321 thì trang phục mà chúng ta mặc ngày nay trở thành chính thống cho giới khoa bảng.
Vì sao tốt nghiệp lại hay mặc áo thụng? Thời đó lễ trao bằng tốt nghiệp thường diễn ra vào cuối năm, lúc ó châu Âu châu rất lạnh, và thời đó thì chưa có máy sưởi như ngày nay, và đó chính là lí do tại sao các thầy phải mặc áo choàng rất dầy và nặng nề, và phải đeo cả cái hood, tức tấm vải đeo sau lưng. Áo thụng màu đen phản ảnh sự nghiêm trang của giới hàn lâm, những người được xem là thông thái, là bậc thầy (do đó mới có chữ masters).
Tại sao đội nón (mortarboard)? Tại vì thời đó các giáo sĩ Công giáo thời đó hay đội nón loại biretta. Cái nón mortarboard còn là biểu tượng của giới khoa bảng và nghệ sĩ, hay nói chung là người có học. Ngày nay nón của tiến sĩ thường có hình tròn, trong khi nón cử nhân thì có hình vuông(giống như cuốn sách đội trên đầu).
Túi càn khôn(hood) là phần thiết kế nhiều màu sắc và hình dáng nhất. Hood có 3 loại hình dáng khác màu dành cho cấp cử nhân, cao học và tiến sĩ. Ngoài ra cử nhân thì sẽ đeo hood có bộ lông, còn cấp cao hơn cử nhân thì không có bộ lông. Nguồn gốc của truyền thống này rất nực cười, thời đó các giáo sĩ cao cấp thường được ngồi ở những vị trí tốt nhất, gần lò sưởi, nên họ không cần áo lông, còn các tu sĩ cấp thấp vì ngồi xa lò sưởi nên phải cần có bộ lông! Đó chính là lí do tại sao sinh viên bậc cử nhân thì hood có lông, còn cấp cao hơn cử nhân thì không có bộ lông! Sau này, người ta thay đổi bộ lông bằng cái viền ren.
Nên mặc gì bên trong áo cử nhân? Bên trong áo cử nhân, bạn nên chọn trang phục thoải mái nhất để các tân cử nhân luôn tự tin tạo dáng khoe cá tính riêng. Một lời khuyên cho sinh viên khi mặc áo cử nhân là nên mặc quần áo phông hoặc sơ mi bên trong trang phục tốt nghiệp.
Màu sắc của hood tượng trưng cho ngành học của người mặc, cụ thể như sau:
- Ngành Nông nghiệp (maize-vàng)
- Ngành Kiến trúc (violet)
- Nghệ thuật, văn chương, khoa học nhân văn (white-trắng)
- Kinh doanh (drab-nâu xám)
- Nha khoa (lilac- màu hoa cà)
- Kinh tế (copper -màu đồng)
- Giáo dục (light blue- Xanh dương sáng)
- Kỹ thuật (orange- màu cam)
- Khoa học gia đình và tiêu dùng (maroon- màu nâu sẫm)
- Mỹ thuật (brow- nâu)
- Lâm nghiệp (russet - nâu đỏ nhạt)
- Báo chí (crimson- đỏ thẫm)
- Luật (purple - tím)
- Khoa học thư viện (lemon - Vàng chanh)
- Y khoa(green - xanh lá)
- Âm nhạc (pink - hồng)
- Điều dưỡng (apricot - màu mơ)
- Dược (olive green - xanh olive)
- Triết học (dark blue - xanh dương sẫm)
- Giáo dục thể chất (sage green -lục xám)
- Quản trị công (peacock blue - Xanh lam tươi)
- Diễn thuyết (silver gray - bạc xám)
- Sức khỏe cộng đồng (salmon pink - hồng cam)
- Thần học (scarlet - đỏ tươi)
- Khoa học (gold yellow - vàng kim)
- Thú y (gray - xám)
- Công tác xã hội (citron - màu vỏ chanh)
Lễ phục tốt nghiệp của 1 số trường đại học nổi tiếng Việt Nam
1. Trường ĐH Văn Lang

2. Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội)

3. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

4. Trường ĐH Luật Hà Nội

5. Học viện Ngoại giao

6. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

7. Trường ĐH Kinh tế (UEB) thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội
