Vải Umi là gì? Ưu nhược điểm của vải Umi

Vải Umi là loại vải có chiết xuất từ thân cây nứa hoặc tre. Chất liệu này có đặc điểm nổi bật là thoáng mát, tạo cảm giác dễ chịu cho người mặc. Cụ thể, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vải Umi ngay qua những nội dung sau!

Vải Umi là gì?

Về mặt khái niệm, vải Umi là loại vải được dệt từ sợi tơ tằm nhân tạo kết hợp với sợi tự nhiên được chiết xuất từ thân cây tre hoặc nứa. Vì vậy, đây là một loại sợi bán tổng hợp với nhiều tính năng nổi trội.

Vải Umi được đánh giá là tương đối thoáng mát và thân thiện với làn da. Độ thấm hút của vải luôn được đánh giá cao và rất mau khô nên thích hợp với các quốc gia có khí hậu nóng ẩm, tiêu biểu là Việt Nam. Loại vải này thường được sử dụng để may các sản phẩm áo thun, áo đồng phục học sinh, áo công nhân... 

Quy trình sản xuất vải Umi

Hiện nay, các công ty chuyên sản xuất vải Umi thường sản xuất loại vải này theo một quy trình chung rất nghiêm ngặt. Cụ thể bao gồm:

Bước 1: Thân cây tre hoặc nứa được đem về xưởng sản xuất và xử lý làm sách. Tiếp theo, thân cây sẽ nghiền nhỏ thành bột gỗ và trải qua quy trình phân rã trong chất hòa tan để tạo thành dung dịch bột gỗ.
Bước 2: Dung dịch bột gỗ tự nhiên sẽ được tẩy trắng và bắt đầu quy trình tạo sợi vải.
Bước 3: Bột gỗ sẽ được xử lý cùng Carbon Disulfide hòa tan với natri Hidroxit để tạo thành visco.
Bước 4: Người sản xuất sẽ sử dụng máy để ép nên dung dịch tái sinh Xenlulozo và tiến hành kéo sợi để dệt thành vải Umi thành phẩm.

Tính chất nổi bật của vải Umi

Vì là một loại vải tổng hợp nên vải Umi cũng có đầy đủ các tính chất vật lý và hóa học. Cụ thể, Trang Anh Uniform có thể đề cập đến một số tính chất vật lý và hóa học nổi bật của loại vải này dưới đây!

Tính chất vật lý

Bề mặt vải khá mềm và tạo cảm giác nhẹ nhàng

Vải Umi thun có mức độ co dãn được đánh giá tốt

Khả năng thấm hút của vải tương đối cao, khi bị ướt sẽ tạo cảm giác bám dính vào cơ thể.

Vải có độ rũ và tao cảm giác bồng bềnh khi mặc

Tính chất hóa học

Vải dễ xuất hiện ẩm mốc trong điều kiện ẩm mốc

Không bền khi tiếp xúc với axit, kiềm hoặc lửa

Mềm khi bị ướt nhưng không tan trong nước

Ưu nhược điểm của vải Umi

Hiện nay, vải Umi được người tiêu dùng đánh giá khá cao vì chất lượng ổn định và mức giá phải chăng. Để nhận được sự yêu thích từ người dùng, vải Umi luôn có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. 

Ưu điểm của vải Umi

Vải Umi luôn được nhiều người đánh giá cao bởi những ưu điểm dưới đây: 

Khả năng hút ẩm của vải luôn được đánh giá tốt. Bên cạnh đó, quá trình bay hơi của vải cũng diễn ra nhanh chóng nên thời gian phơi sau khi giặt không quá lâu.

Bề mặt vải tương đối thông thoáng nên những người hoạt động nhiều cũng không hề có cảm giác bị khó chịu khi mặc.

Vải Umi có bề mặt mềm mịn và tạo cảm giác bồng bềnh như lụa nên được rất nhiều người yêu thích lựa chọn.

Khả năng giữ màu của vải khá tốt, gần như không có sự bay màu trong quá trình sử dụng.

Nhược điểm của vải Umi

Bên cạnh những điểm nổi bật thu hút người dùng, vải Umi cũng tồn tại một số nhược điểm sau: 

Độ bền của vải không được đánh giá quá cao vì loại vải này thường thấm hút được nhiều nước.

Nếu vải ở trong tình trạng ẩm ướt lâu thì sẽ xuất hiện tình trạng ẩm mốc.

Vải dễ bị nhăn và dễ bị rách khi chịu tác động từ bên ngoài.

Những ứng dụng phổ biến của vải Umi

Hiện nay, vải Umi được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực may mặc, đặc biệt là sản xuất áo phông và đồng phục. Những trang phục được làm từ vải Umi thường phù hợp với người làm việc trong điều kiện nóng vì khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Bên cạnh đó, vì giá thành rẻ nên loại vải này cũng được lựa chọn nhiều để may đồng phục học sinh với mức chi tiêu không quá cao.

Bên cạnh đó, vì vải có độ co giãn và không bị dính sát vào da nên loại vải này cũng được ứng dụng nhiều để may các loại trang phục bó sát, làm chăn ga gối đệm… nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Vải Umi cũng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực nội thất và sản xuất vật dụng thủ công. 

Hướng dẫn cách bảo quản vải Umi tăng tuổi thọ cho trang phục

Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng vải Umi lại có độ bền không được đánh giá cao nếu không biết cách bảo quản và sử dụng. Vì vậy, để làm tăng tuổi thọ cho vải thì bạn có thể áp dụng một số cách bảo quản dưới đây!

Sử dụng xà phòng giặt có mức độ tẩy rửa thấp, đồng thời không ngâm trang phục lâu trong dung dịch tẩy rửa.

Giặt riêng quần áo sáng màu và đậm màu để hạn chế việc nhiễm màu của các trang phục.

Hạn chế việc vắt hoặc xoắn vì kết cấu các sợi vải tương đối yếu.

Bạn có thể sử dụng khăn bông để thấm khô bớt nước sau khi giặt và phơi trang phục trong điều kiện tránh ánh nắng gắt để bảo quản vải.

Là vải ở mức nhiệt trung bình để tránh nhiệt độ sẽ làm hỏng cấu trúc của vải. 

TẢI NGAY

BẢNG GIÁ ĐỒNG PHỤC

bang-gia-dong-phuc-trang-anh.pdf

* Hệ thống sẽ gửi bảng báo giá mới nhất qua Zalo & Email của Quý khách trong thời gian sớm nhất.