Vải organza  là gì và các loại vải organza phổ biến trên thị trường

Vải organza được biết đến nhiều trong lĩnh vực may mặc và thiết kế nội thất, không gian sống bởi chất liệu mềm mỏng đặc trưng. Cụ thể, hãy cùng Trang Anh Uniform tìm hiểu vải organza là gì cũng như những thông tin hữu ích liên quan đến loại vải này ngay!  

Vải organza là gì?

Về mặt khái niệm, vải organza là chất liệu vải mềm được dệt trơn toàn bộ. Loại vải này rất mỏng nên hoàn toàn có thể nhìn xuyên thấu. Hiện nay, loại vải này thường được sản xuất từ các sợi vải tổng hợp từ nylon hoặc PE nhằm tối ưu hóa chi phí sản xuất, đem đến cho khách hàng những tấm vải đẹp với mức giá phải chăng.

Vải organza có thành phần 70% là sợi và 30% là keo nên thường được gọi là “vải tơ sống” vì khi chưa qua xử lý sẽ cứng hơn vải tơ thông thường. Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố quan trọng khiến loại vải này nhận được sự yêu thích của các nhà thiết kế trang phục.

Quy trình sản xuất vải organza

Để sản xuất được một tấm vải organza, đơn vị sản xuất sẽ cần thực hiện theo quy trình dưới đây:

Bước 1: Trùng hợp sợi vải organza
Tại bước này, chất dime sẽ được phản ứng với nhau trong môi trường có nền nhiệt là 150 - 210 độ C để tạo ra monome. Hợp chất này khi tiếp xúc với axit terephtalic ở 280 độ C sẽ hình thành sợi vải Organza.
Bước 2: Làm khô sợi organza
Sau quá trình trùng hợp, người ra sẽ làm lạnh các sợi vải Organza. Tiếp đó sẽ sử dụng mát cát để giúp vải bền và mềm mịn hơn.
Bước 3: Kéo sợi vải
Các sợi vải Organza sẽ được tiếp tục nung nóng ở mức nhiệt 270 độ C và trải qua quá trình ép sợi để kéo dài và làm mỏng sợi vải.
Bước 4: Kéo căng sợi organza
Tại bước này, các sợi Organza sẽ được kéo căng để tạo độ bỏng và độ mềm mại cho bề mặt vải thành phẩm.
Bước 5: Cuộn sợi Organza
Tại bước này, các sợi Organza sẽ được cuộn lại thành từng cuộn lớn và trải qua quá trình dệt để trở thành những tấm vải Organza có nhiều màu sắc.

Đặc tính của vải Organza

Để hiểu rõ hơn về loại vải này, bạn đọc cũng nên tìm hiểu về những đặc tính nổi bật của vải. Cụ thể, hãy tham khảo tính chất vật lý và hóa học của vải Organza ngay!

Tính chất vật lý của vải

Vải rất nhẹ và mỏng nên hoàn toàn có thể nhìn xuyên thấu

Vải không co giãn

Vải không bị nhăn và đứng form

Tính chất hóa học của vải

Vải mỏng nhẹ nên dễ bị cháy

Vải dễ bị bí, không thấm nước, không thấm mồ hôi nên gây khó chịu khi mặc

Các loại vải Organza phổ biến

Hiện nay, trên thị trường đã và đang có rất nhiều loại vải Organza với đặc điểm và tính chất khác nhau nhằm phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng. Cụ thể bao gồm:

Vải Organza tổng hợp

Loại vải này sẽ chứa Nylon hoặc Poly nên giá thành không quá cao. Tuy nhiên, vì làm chủ yếu từ thành phần nhân tạo nên độ bóng và độ thấm hút nước không được đánh giá cao.

Vải organza crystal

Đây cũng là một loại vải Organza được sử dụng phổ biến trên thị trường. Organza crystal có độ cứng nhất định và khá đứng form với bề mặt khá lấp lánh nên thường được ứng dụng để may váy cưới.

Vải organza mirror

Đây là loại vải organza có độ bóng cao và bề mặt mềm mại. Vì vậy, vải thường được ứng dụng nhiều để may váy cưới, các kiểu trang phục dự sự kiện…

Vải organza satin

Đây là loại vải được kết hợp giữa chất liệu organza và satin. Vì vậy, vải organza satin sẽ có độ bóng mềm của satin và độ sắc nét của organza tạo nên những tấm vải được đánh giá cao.

Vải Organza spark

Loại vải này có độ bắt sáng cao và đứng dáng. Vì vậy, loại vải này thường được sử dụng nhiều trong thiết kế trang phục và nhận được sự yêu thích của người mặc vì vải góp phần toát lên vẻ đẹp sang trọng cho người mặc.

Ưu nhược điểm của vải organza

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về vải organza, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin về ưu nhược điểm của vải dưới đây:

Ưu điểm của vải

Vải organza có độ bền cao, không bị nhăn và không dễ bị móc sợi

Vải không bị co trong quá trình sử dụng nên luôn giữ được trạng thái như mới.

Có độ bóng đẹp mắt, tạo sự cuốn hút cho trang phục

Vải không thấm nhiều nước nên được ứng dụng trong nhiều loại trang phục cần sự kháng nước

Màu sắc đa dạng, đáp ứng nhu cầu lựa chọn của chị em

Nhược điểm của vải

Vải Organza tự nhiên có giá thành cao

Chất liệu vải mỏng nên luôn cần may lớp lót bên trong

Vải trơn và mỏng nên rất khó may

Chỉ phù hợp mặc trong mùa hè vì vải không giữ nhiệt

Ứng dụng thực tế của vải Organza

Với những tính chất nổi bật nêu trên, vải Organza hiện đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:

Ứng dụng để may váy cưới: Để có được sự bồng bềnh, lấp lãnh và thanh lịch thì những chiếc váy cưới luôn cần sử dụng đến chất liệu Organza bên cạnh vải voan.

Ứng dụng may trang phục: Các loại trang phục sang trọng, nữ tính như áo, váy của phụ nữ cũng thường sử dụng đến chất liệu Organza trong quá trình thiết kế.

Ứng dụng trong trang trí nội thất: Vải Organza hiện cũng được sử dụng nhiều để may rèm cửa, nơ, rèm trang trí… nhằm đem đến không gian sống độc đáo, cá tính và lãng mạn. 

TẢI NGAY

BẢNG GIÁ ĐỒNG PHỤC

bang-gia-dong-phuc-trang-anh.pdf

* Hệ thống sẽ gửi bảng báo giá mới nhất qua Zalo & Email của Quý khách trong thời gian sớm nhất.