Vải lanh là gì? Quy trình sản xuất và ứng dụng của vải lanh

Vải lanh là một loại vải được nhiều người yêu thích lựa chọn vì bề mặt bỏng nhẹ, khi mặc đem đến cảm giác thoải mái và dễ chịu. Cụ thể, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vải lanh là gì cũng như quy trình sản xuất loại vải này ngay dưới đây!

Vải lanh là gì?

Về mặt khái niệm, vải lanh được hiểu là một loại vải được làm từ các loại xơ, vỏ hoặc sợi có nguồn gốc từ cây lanh. Loại cây này thường được trồng tại những vùng có khí hậu mát mẻ.

Loại vải này có đặc điểm nổi bật là bề mặt mỏng, có cảm giác thô nhẹ và hấp thụ nước tốt. Tuy nhiên, vải cũng rất nhanh khô và thường tạo cảm giác thoáng mát khi sử dụng. Bên cạnh đó, khả năng giữ ấm của vải chỉ đạt ở mức 20%, do đó vải thường không được ứng dụng để may các trang phục mùa hè.

Vải lanh là loại vải được sản xuất từ sợi lanh, một loại sợi có nguồn gốc từ vỏ cây lanh. Với màu sắc tươi sáng và mịn màng, vải lanh có độ bền cao, là lựa chọn lý tưởng cho quần áo đồng phục. Đặc biệt, tính kháng khuẩn và khả năng thấm hút mồ hôi tốt của vải lanh khiến nó trở nên rất phổ biến trong mùa hè. Đồng thời, khả năng thấm hút mồ hôi cũng giúp giảm bớt cảm giác khó chịu và tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. 

Vải lanh được sử dụng rộng rãi trong may đồng phục, đặc biệt là tại các vùng có khí hậu nóng ẩm. Ngoài ra, nhờ độ bền cao và khả năng bảo quản dễ dàng, vải lanh cũng được lựa chọn để làm đồng phục cho nhiều ngành nghề khác nhau như nhân viên bán hàng, nhân viên quán cà phê, nhân viên văn phòng và các hoạt động liên quan đến du lịch, dịch vụ hay sự kiện.

Quy trình sản xuất vải lanh

Bên cạnh việc tìm hiểu vải lanh là gì, chắc hẳn bạn đọc cũng tò mò về quy trình để sản xuất ra loại vải đặc biệt này. Trước đây, vải lanh thường được sản xuất theo phương pháp truyền thống là quay tơ. Tuy nhiên, loại vải này hiện nay đã được sản xuất thông qua quy trình hiện đại để tăng năng xuất và đảm bảo về chất lượng đầu ra. Cụ thể, vải lanh sẽ được sản xuất theo quy trình sau:

Bước 1: Thu hoạch cây lạnh tại vườn trồng bằng cách cắt sát gốc hoặc nhổ cả rễ. Sau đó sử dụng quá trình cơ học để tách hạt giống.
Bước 2: Ngâm cây lanh để làm mềm phần vỏ cây và tạo sự liên kết giữa các sợi lanh. Quá trình ngâm cây sẽ được sử dụng hóa chất hoặc ngâm trực tiếp trong nước.
Bước 3: Tại bước này, người ta sẽ tiến hành đập và nghiền thân cây đã ngâm để tách các bộ phận thành xơ lanh. Những bộ phận được tách sẽ cần phân chia tùy vào mục đích sử dụng.
Bước 4: Chải sợi lanh nhằm tách và phân loại sợi ngắn với sợi dài. Sau đó người thợ sẽ chọn giữ lại những sợi lanh có độ mềm và dai phù hợp với tiêu chuẩn dệt vải.
Bước 5: Dệt các sợi lanh thành vải hoặc se lanh thành sợi mỏng.
Bước 6: Tẩy trắng vải lanh thành phẩm hoặc in hoa văn, nhuộm màu cho vải.

Đặc điểm và tính chất của vải lanh

Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt cùng thành phần chủ yếu là sợi lanh tự nhiên. Vải lanh hiện nay được xác định có những đặc điểm và tính chất nổi bật sau:

Tính chất vải lanh

Vải lanh có độ mỏng và dày tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Khi xử lý đúng quy trình, loại vải này sẽ có độ mềm mịn và hấp thu nước cao. Vải khá mỏng và được làm từ sợi tự nhiên nên rất nhanh khô. Tuy nhiên, loại vải này không có khả năng giữ ấm cao nên thường được sử dụng chủ yếu trong các trang phục mùa hè.

Đặc điểm vải lanh

Về đặc điểm, vải lanh thành phẩm trên thị trường rất đa dạng về màu sắc và họa tiết. Bên cạnh đó, vải cũng có độ bền, bóng và chắc tự nhiên vì khi bị ướt, các sợi lanh sẽ có độ gắn kết cao hơn thông thường.

Ngoài ra, vải có khả năng chịu mài mòn tốt nên gần như không bị xơ và sờn như một số loại vải khác trên thị trường. Khả năng chống mốc của vải được đánh giá cao nhưng lại không có tính đàn hồi, không chịu được lực kéo. Cũng chính vì vậy mà nếu sử dụng lực mạnh để kéo vải từ 2 bên thì đa phần vải sẽ bị rách, tạo cảm giác thiếu an toàn cho người mặc. Vải cũng dễ bị nhăn hoặc gấp nếp ở cổ áo, đường viền, đầu gối…

Ưu nhược điểm của vải lanh

Để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn vải lanh là gì và những đặc điểm liên quan đến loại vải này. Trang Anh Uniform xin phép cung cấp một số thông tin về ưu nhược điểm của loại vải này ngay dưới đây!

Ưu điểm của vải lanh

Vải có độ bóng tự nhiên, đem lại thẩm mỹ cao cho trang phục và đồ dùng trang trí.

Vải có khả năng thấm hút tốt, không bị nấm mốc và thích hợp với nhiều loại da.

Vải được làm từ sợi lanh tự nhiên nên luôn thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe con người.

Có thể giặt bằng máy hoặc tay vì vải khá bền, thời gian vải khô cũng rất nhanh.

Giá thành không quá cao, phù hợp với mọi tầng lớp người dùng.

Nhược điểm của vải lanh

Khả năng co giãn và đàn hồi thấp

Dễ bị rách do kéo với lực mạnh

Vải dễ bị nhăn và tạo những nếp gấp không đẹp trên bề mặt

Ứng dụng của vải lanh

Hiện nay, vải lanh trên thị trường đã và đang được ứng dụng vào đa dạng ngành nghề khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực may mặc. Cụ thể bao gồm:

Thiết kế quần áo, trang phục sử dụng trong mùa hè như đồ ngủ, áo khoác đi biển hoặc các trang phục hàng ngày như áo đồng phục, áo sơ mi…

May các đồ dùng trang trí nội thất với công dụng là tấm phủ như nền tranh, bọc ghế, bọc tường…

Sử dụng để làm khăn trải bàn, khăn ăn hoặc các mẫu chăn ga gối để tận dụng được tối đa ưu điểm của sợi lanh.

Nhìn chung, vì là chất vải mỏng nhẹ và thoáng mát nên vải lanh luôn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu của người dùng. 

TẢI NGAY

BẢNG GIÁ ĐỒNG PHỤC

bang-gia-dong-phuc-trang-anh.pdf

* Hệ thống sẽ gửi bảng báo giá mới nhất qua Zalo & Email của Quý khách trong thời gian sớm nhất.