Quản lý thị trường là gì? Chức năng, quyền và nghĩa vụ của các công chức quản lý thị trường? Mẫu đồng phục quản lý thị trường mới nhất? Hãy tham khảo bài viết này để tìm hiểu thêm những thông tin và kiến thức pháp luật về quản lý thị trường bạn nhé!
Quản lý thị trường là gì?
Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường và đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại tại thị trường trong nước như: kinh doanh hàng hoá nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hệ thống tổ chức quản lý thị trường
- Trung ương: Cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Thương mại do Cục trưởng phụ trách
- Tỉnh: Chi cục quản lý thị trường trực thuộc Sở Thương mại do Chi cục trưởng (Phó giám đốc Sở Công thương) phụ trách
- Quận, huyện, thị xã, thành phố: Đội quản lý thị trường thuộc Chi cục hoạt động trên địa bàn huyện hoặc liên tỉnh, do Đội trưởng phụ trách.
Chức năng của quản lý thị trường
Cục quản lý thị trường: Đây là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại tại thị trường trong nước.
Kiểm tra việc thi hành pháp luật và các chính sách, chế độ, thể lệ trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên thị trường. Và thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thương mại.
Đề xuất các chủ trương, biện pháp cần thiết để thực hiện đúng pháp luật và các chính sách chế độ. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại cho các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến thương mại.
Trực tiếp điều hành, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động/việc chấp hành quy chế công tác quản lý thị trường của các Đội Quản lý thị trường và Kiểm soát viên thị trường.
Quản lý và thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức của Chi cục theo phân cấp quản lý cán bộ; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm soát viên; quản lý tài chính, tài sản, ấn chỉ được giao theo quy định,..
Chi cục quản lý thị trường: Giúp Giám đốc Sở Thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.
Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành việc tuân theo pháp luật các hoạt hoạt động thương mại, công nghiệp của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường thực hiện các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại theo thẩm quyền.
Quản lý công chức, biên chế, kinh phí, trang bị; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng quản lý thị trường tại địa phương.
Công chức kiểm soát thị trường: Kiểm tra, kiểm soát việc thi hành pháp luật trong hoạt động thương mại tại thị trường trong nước.
Được trang bị sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện chuyên dùng khác theo quy định của pháp luật (ô tô, mô tô phân khối lớn, thiết bị thông tin liên lạc) để làm nhiệm vụ kiểm tra.
Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, các công chức kiểm soát thị trường được quyền:
- Yêu cầu tổ chức và cá nhân liên quan cung cấp tình hình số liệu, tài liệu cần thiết có liên quan đến việc kiểm tra.
- Được kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, nơi cất giấu hàng hoá, tang vật vi phạm.
- Lập biên bản vi phạm hành chính, quyết định áp dụng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
Đồng phục quản lý thị trường
Tổng cục Quản lý thị trường được thành lập từ năm 1957, hình ảnh lực lượng quản lý thị trường trở thành dấu ấn đặc biệt với nhân dân, các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp với bộ đồng phục màu xanh truyền thống hay còn được gọi là màu xanh cỏ úa.
Bộ đồng phục của lực lượng quản lý thị trường được thiết kế tương đối giống một số đơn vị khác như lực lượng an ninh nhân dân, kiểm lâm, một số đơn vị bảo vệ hoặc lực lượng giữ gìn trật tự của xã, phường nên rất dễ gây nhầm lẫn cho nhân dân về việc nhận diện lực lượng quản lý thị trường.
Qua thời gian hơn 6 thập kỷ từ ngày được chính thức đưa vào sử dụng, đồng phục quản lý thị trường đã có nhiều điểm hạn chế, không làm nổi bật vẻ đẹp riêng của lực lượng quản lý thị trường. Tiêu biểu như: mặt thẩm mỹ còn hạn chế, kiểu dáng chưa hiện đại, thời trang, chất lượng vải chưa đáp ứng nhu cầu cũng như chưa có sự thống nhất giữa các vùng.
Trước sự phát triển của xã hội, Tổng cục quản lý thị trường đã quyết định thay đổi đồng phục của lực lượng quản lý thị trường với mong muốn đổi mới hình tượng, xây dựng một lực lượng chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại và vô cùng thời thượng.
Đồng phục quản lý thị trường mới lấy màu xanh dương là màu sắc chủ đạo. Màu xanh dương thể hiện cho sự trung thành, đáng tin cậy, đồng thời tăng thêm sức mạnh cũng như sự uy nghiêm cho lực lượng quản lý thị trường.